Nghị định 109/2013 về xử lý vi phạm tăng giá hàng hóa y tế

Trong những ngày gần đây, dịch bệnh corona đã và đang trở thành mối quan tâm và lo ngại mang tính toàn cầu. Trước những nguy hại và khả năng bùng phát, lây lan của dịch bệnh này, có không ít những kẻ lợi dụng tình hình, thừa “nước đục thả câu” nhằm chuộc lợi. Tiêu biểu nhất cho hành vi này chính là việc có không ít các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc tăng giá khẩu trang y tế cùng vật tư y tế như nước rửa tay khô, cồn,… với mục đích thu lời cao. Tình hình này đòi hỏi cơ quan chức năng phải vào cuộc và có các mức xử phạt hợp lý cho các hành vi vi phạm tính bình ổn giá cả theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP về quản lý xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn.

Căn cứ vào các điều khoản, nội dung quy định trong các văn bản pháp luật như: Luật giá 2012, Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, hủy hóa đơn điện tử, các mức xử phạt hành chính được áp dụng với từng trường hợp quy định cụ thể như sau:

quy định thuế

– Phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm bán hoặc niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng. Nếu hành vi này tiếp diễn nhiều lần hoặc tái phạm thì sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

https://manocanhcu.com/giup-doanh-nghiep-tim-hieu-ve-hoa-don-dien-tu/

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức hoặc cá nhân định giá không thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ.  Ngoài ra đối với hành vi này, người vi phạm còn buộc phải trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết. Trong trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.

– Ngoài ra, đối với hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, đồng thời buộc phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Dịch bệnh bùng phát và gây nguy hại cho người dân là một điều không hề may mắn và đáng mong đợi. Tuy nhiên những kẻ làm giàu từ sự nguy nan và nỗi lo về tình hình sức khỏe của bản thân, gia đình, người thương yêu là điều không thể chấp nhận được. Mong rằng các cơ quan chức năng sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp lý này. Đồng thời cũng kêu gọi người dân hãy hợp tác cùng các cơ quan có thẩm quyền để mang lại mức bình ổn giá tốt nhất, hợp lý nhất, đảm bảo cuộc sống của mọi người dân không bị ảnh hưởng.

https://manocanhcu.com/loi-ich-cua-viec-ket-noi-cac-ung-dung-voi-phan-mem-htkk/

Các bài viết liên quan:

Cách buộc tóc ngắn

Cách làm tóc nhanh dài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *